Nguồn gốc thuộc địa của du lịch bản địa ở châu Á
Bài đăng gốc: The colonial roots of indigenous tourism in Asia bởi Zafirah Mohamed Zein tại Kontinentialist (Tháng 5, 2022).
Nhiều người vẫn còn ám ảnh “vườn thú người” như một phần đen tối, đáng quên của lịch sử thuộc địa. Nhưng sự gia tăng của du lịch bản địa đặt ra một câu hỏi đáng quan ngại: Liệu hình thức du lịch này có thật sự mang lại lợi ích cho cộng đồng bản địa hay chỉ là thú tiêu khiển cho những kẻ xâm chiếm?
Từ những năm 1870 cho đến cuối những năm 1950, những người bản địa từ các bộ lạc ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ đã bị bắt cóc và đưa đến các thủ đô ở Châu u và Hoa Kỳ, nơi họ được trưng bày và săm sói bởi những nhà quan sát phương Tây.
Được tạo ra với danh nghĩa trao đổi văn hóa, các chủ thể người bản địa được đặt trong môi trường “tự nhiên” hoặc “bản địa” của họ ở các hội chợ quốc tế khá phổ biến trong thời đại đó. Trong những nơi về cơ bản là vườn thú người, nhiều bộ lạc được yêu cầu mặc trang phục truyền thống và biểu diễn để mua vui những khách hàng trả tiền. Toàn bộ các ngôi làng và lối sống đã được tái hiện để cho phép người châu Âu có thể xem qua cuộc sống của “Bọn họ” —các cộng đồng bản địa mà họ chỉ được biết đến qua tin tức về các cuộc chinh phục thuộc địa ở nước ngoài.
Làng Senegal, một phần của gian hàng Pháp tại Triển lãm Đại học năm 1905 tại Liège. Du khách được mời ném tiền xu để người Senegal phải lặn xuống lấy (một hình thức bắt nguồn từ triển lãm Paris năm 1896). Nguồn: Wikimedia Commons.
Ngày nay, một vài người so sánh “sở thú người” với các hoạt động du lịch bản địa khắp Châu Á và Châu Phi như các chuyến đi bộ trên đồi và vào các làng văn hóa, nơi các cộng đồng vùng sâu vùng xa thường được trả ít tiền để tái hiện các khía cạnh khuôn mẫu hoặc hời hợt trong văn hóa của họ cho khách du lịch.
Thái độ đế quốc thời hiện đại?
Mặc dù so sánh các chuyến du lịch bản địa với các vườn thú của con người có vẻ khá cực đoan, nhưng thật khó để tách các hoạt động du lịch bản địa khỏi những tàn tích của chủ nghĩa thực dân, đặc biệt là khi một số lượng đáng kể khách du lịch đến Nam bán cầu là từ các quốc gia thuộc từng là đế quốc phương Tây.
Du khách Châu Âu du lịch đến các nơi từng lạ thuộc địa của họ.
Vào thời thuộc địa, sự quan tâm đến người bản địa chủ yếu xoay quanh tính hữu ích của họ trong việc nghiên cứu nhân chủng học, hoặc để cải đạo họ sang Cơ đốc giáo. Nhiều hoạt động tương tác giữa người châu Âu và người bản địa mang sứ mệnh giúp khai hóa văn minh người bản địa, những người mà bọn thực dân cảm thấy thiếu đạo đức, đặc biệt là các quy chuẩn thời Victoria như sự khiêm nhường và các vai trò xã hội chặt chẽ khác.
Sở thú người chỉ là một cách để khiến người châu Âu cảm thấy thượng đẳng hơn về mặt văn hóa và đạo đức so với người bản địa. Và trọng trách “khai hóa văn minh bản địa” này được dùng như một lý do biện minh cho sự thống trị của người Châu Âu đối với các dân tộc còn lại trên khắp Nam bán cầu lúc bấy giờ.
Du lịch bản địa chính xác là gì?
Du lịch bản địa được định nghĩa rộng rãi là các hoạt động du lịch trong đó người dân bản địa trực tiếp tham gia và/hoặc sử dụng văn hóa của họ làm yếu tố thu hút du khách. Nó được coi là một phương tiện để mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng người bản địa.
Xem xét tình trạng quá tải du lịch tại các điểm đến chính, các chính phủ cũng buộc phải chuyển hướng khách du lịch (và sự giàu có của họ) từ các điểm đến đông đúc đến những khu vực ít người qua lại hơn. Các chuyến du lịch bản địa đôi khi còn được quảng cáo như là một hình thức du lịch sinh thái bền vững, nơi du khách vừa để lại ít lượng khí thải carbon hơn, vừa có được những tương tác ý nghĩa và gần gũi với cộng đồng địa phương.
Cách du lịch bản địa được quảng cáo trên các trang mạng.
Từ khóa được xếp theo độ phổ biến từ cao đến thấp.
Đối với những khách du lịch đang tìm kiếm các trải nghiệm “đích thực” và “địa phương” pha một chút “hành động” và “phiêu lưu”, các tour du lịch bản địa sẽ đáp ứng trọn vẹn. Hầu hết các cộng đồng bản địa đều giữ vững truyền thống của họ và có kiến thức thâm sâu về đặc điểm địa hình của vùng. Những từ khóa này thường được sử dụng để quảng cáo cho một hình thức du lịch độc lạ và chắc chắn mang lại nhiều trải nghiệm văn hóa giá trị.
Ít phổ biến hơn là những từ khóa miêu tả người bản địa như “cổ đại” hoặc “tiền sử”, mặc dù những từ này mang hàm ý rằng cộng đồng bản địa là đơn giản hoặc thụt lùi so với thời địa. Người ngoài lại có xu hướng hiểu rằng người bản địa đang mắc kẹt trong thời gian, và sẽ có những hình dung rằng họ sẽ sinh hoạt một cách “truyền thống” như thế nào. Một du khách có thể được chứng kiến một điệu nhảy truyền thống diễn ra hoàn toàn trái mùa trong một làng văn hóa, hoặc ngưỡng mộ những bộ trang phục truyền thống mà người bản địa thật ra chẳng bao giờ mặc hằng ngày.
Theo lời một câu bé người bản địa Yee Kuat, nhiều cộng đồng địa phương tồn tại giữa làng ranh hiện đại và truyền thống, và “họ nên có quyền được định hình văn hóa của mình theo bất cứ cách nào mà họ cảm thấy phù hợp”. Cậu bé này thuộc một trong rất nhiều cộng đồng người bản địa đã mở cửa làng của mình cho du khách để thúc đẩy sự hiểu biết và thấu cảm, ngăn chặn các nguy cơ bóc lột từ những cộng đồng khác.
Người bản địa - họ là ai?
Mặc dù cộng đồng người bản địa đôi khi được dùng thay thế cho cộng đồng người thiểu số, nhưng cộng đồng bản địa thường là những cộng đồng người có chung trải nghiệm bị đô hộ. Cộng đồng không phải người bản địa, hoặc cộng đồng dân tộc thiểu số, mặc khác, có thể không có quá khứ bị đô hộ liên tục, mà có thể chỉ là những người di dân từ vùng hoặc một nền văn hóa khác nào đến.
Đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân bản địa. Nó không chỉ cung cấp cho họ nguồn tài nguyên thiên nhiên để tồn tại mà còn mang ý nghĩa văn hóa và tinh thần. Ví dụ, một số khu vực trên đất đai truyền thống của họ được chỉ định là những khu vực cấm đi lại, linh thiêng, giúp bảo tồn những vùng rộng lớn mà họ phụ thuộc vào. Tuy nhiên, việc từ chối quyền sử dụng đất và sự xâm lấn của các công ty đồng nghĩa với việc nhiều người dân bản địa đã mất đi mối liên hệ trực tiếp này với sinh kế truyền thống của họ.
Các nhóm bản địa có thể được tìm thấy ở Bán đảo Malaysia, Sabah, Sarawak. Người Negrito chiếm khu vực phía bắc, người Senoi ở trung tâm và người Mã Lai nguyên thủy ở khu vực phía nam.
Nguồn: Quyền của người bản địa ở Châu Á, ILO, IWGIA.org, says.com
Rất ít người có thể kiếm được một cuộc sống tốt. Tệ hơn nữa, sự phân biệt đối xử từ cả chính phủ và xã hội, cùng với vị trí địa lý xa xôi, nhiều người khó lòng tiếp cận các dịch vụ cơ bản như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Trên khắp châu Á, nhân quyền của người bản địa đã bị vi phạm hết lần này đến lần khác. Ở cả Philippines và Malaysia, các bộ lạc đã bị thao túng và trừng phạt vì chứa chấp những người ủng hộ cộng sản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ấn Độ và Nhật Bản đã bác bỏ sự tồn tại của “Người đầu tiên” hoặc “Bộ lạc bản địa” trong biên giới quốc gia của họ cho đến gần đây. Ở Thái Lan, các nhóm bản địa mang theo chứng minh thư bộ lạc ghi nơi họ có thể và không thể đến, và các quyền hạn khác trừ cấp cho họ quyền công dân. Ở hầu hết các quốc gia này, cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết của người bản địa đã bị dập tắt hoặc không được công nhận.
Một tài sản văn hóa và kinh tế?
Mặc dù nhiều người dân bản địa ngày nay phải chịu mức nghèo đói vượt ngưỡng và bị tước quyền bầu cử chính trị, nhưng họ lại là một tài sản du lịch khổng lồ trong mắt nhà nước. Người dân bản địa được biết đến với sự giàu có về ý tưởng, lịch sử và thần thoại, những thứ tiếp tục là hình thức làm ra tiền chính của họ.
Trước khi bị xâm lược, các hệ thống tri thức bản địa liên quan đến y học, thực vật, âm nhạc, nghệ thuật, kiến trúc, quản trị và quản lý xung đột đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ. Những người thực dân châu u đã tàn phá những hệ thống kiến thức này. Các cấu trúc, thể chế và gia đình truyền thống đã bị phá hủy khi quê hương của họ được chuyển đổi thành các đồn điền trồng hoa màu, nhà máy và trường truyền giáo.
Ngày nay, việc tiếp xúc nhiều hơn với xã hội chính thống và khách du lịch đáng buồn đã dẫn đến việc thương mại hóa và pha loãng các nền văn hóa bản địa. Người ngoài thường đến với một kỳ vọng về cách sống của người bản địa và trớ trêu thay thường rời đi với những mô tả không đầy đủ và không trung thực về những cộng đồng này. Để đáp lại, các cộng đồng bản địa có thể điều chỉnh các truyền thống hiện có hoặc thậm chí tạo ra những truyền thống mới để đáp ứng những kỳ vọng này.
Du lịch đã ảnh hưởng đến người dân bản địa ở châu Á như thế nào?
Với mối liên hệ của du lịch với quá trình thuộc địa hóa và mối quan hệ căng thẳng giữa người dân bản địa và nhà nước, thật khó để tưởng tượng rằng du lịch có thể mang lại cho những cộng đồng này những cơ hội thực sự để họ đượ trao quyền chính trị và xã hội.
Người bản địa có thể nắm lấy cơ hội này để kiếm thêm nguồn thu nhập. Một số thậm chí còn xem du lịch như một cách để lấy lại danh tính của họ. Nhưng làm thế nào những viễn cảnh này diễn ra trong thực tế vẫn còn chưa được xác thực, và khác nhau tùy từng trường hợp.
Không có tác động bền vững từ du lịch mà không có quyền sử dụng đất
Nếu không có quyền kiểm soát chủ quyền đối với vùng đất của họ, người dân bản địa có nhiều khả năng bị khai thác bởi các nhà điều hành tour du lịch phi đạo đức và các tổ chức khác. Việc thiếu các quyền sẽ luôn đặt họ vào thế thua cuộc trong hình thức du lịch này. Đối với nhiều cộng đồng bản địa, cách rõ ràng và đáng tin cậy nhất để kiếm nguồn thu nhập bền vững là thông qua việc họ có quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên trên đất của mình.
Nhưng các tour du lịch bản địa có xu hướng che đậy thực tế cấp bách rằng: đất đai - chìa khóa cho bản sắc, sự tồn tại và hạnh phúc của người bản địa - liên tục bị đe dọa. Các chiến dịch du lịch tập trung vào mối liên hệ của người dân bản địa với môi trường sống xung quanh họ như một điều gì đó hấp dẫn hoặc đáng ngưỡng mộ, nhưng lại xa vời và kỳ lạ. Thế nhưng lại che đậy các cuộc đấu tranh của người bản địa chống lại chính phủ các tập đoàn.
Diện tích đất được người bản địa nắm giữ
Tuy nhiên chỉ 10% diện tích đất trên thế giới là được công nhận thuộc quyền sở hữu của cộng đồng những người bản địa (UN Environment Programme World Conservation Monitoring Centre, 2018)
Thế giới bây giờ mới bắt đầu nhận ra những đóng góp tích cực của người bản địa trong việc bảo tồn môi trường sống và chống lại biến đổi khí hậu. Mặc dù họ là một trong những đối tượng đầu tiên và bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thảm họa môi trường do con người và thiên nhiên gây ra, nhưng họ cũng là những người hộ mệnh chính cho các khu rừng, đất đai, sông ngòi và biển cả còn sót lại trên thế giới.
Nếu không công nhận những khó khăn và tôn trọng quyền sở hữu đất, tục lệ và kiến thức của người bản địa, du khách sẽ mất rất nhiều từ những tương tác hời hợt hoặc sai lệch với các cộng đồng địa phương.
Điều này có đồng nghĩa với việc chúng ta nên bài trừ các tour du lịch bản địa?
Có nên tham quan với một bộ lạc trên đồi hay không? Tình thế tiến thoái lưỡng nan này của du khách không phải là một vấn đề mới. Nhiều khách du lịch muốn tìm hiểu thêm về các nền văn hóa bản địa hoặc hỗ trợ họ về mặt tài chính sẽ suy nghĩ kỹ để tránh góp phần vào việc bóc lột họ. Nhưng mặc dù các bộ lạc bản địa không thể chỉ dựa vào du lịch, nhưng đây vẫn là một trong những cách chính để họ kiếm thu nhập, đồng thời truyền bá nhận thức về nền văn hóa đang bị đe dọa của họ
Vậy làm thế nào để du lịch có thể thúc đẩy phát triển kinh tế cho người dân bản địa đồng thời giúp bảo tồn văn hóa của họ? Những câu chuyện mới phải được kể bởi chính người dân bản địa.
Để điều này xảy ra, các cộng đồng bản địa cần được trao quyền sở hữu đất đai và quyền quyết định tính chất và mức độ tham gia của họ vào các dự án du lịch. Giống như bất cứ một ai, người dân bản địa nên được hỏi ý kiến trước khi mở cửa nhà và cuộc sống của họ cho người khác.
Nhiều tổ chức quốc tế về quyền của người bản địa đang làm việc với ngành du lịch để thúc đẩy quan hệ đối tác có đạo đức và tôn trọng kiến thức và giá trị địa phương. Các chính phủ có trách nhiệm tham khảo ý kiến và hỗ trợ người dân bản địa trước khi tiến hành các chính sách và chương trình thúc đẩy du lịch bản địa.
Vì vậy, trước khi bạn đặt một chuyến đi với tour “văn hóa”, “dân tộc” hoặc “bản địa”, hãy tìm kiếm các công ty lữ hành do người bản địa sở hữu và làm việc. Những chuyến tham quan này có phù hợp với nguyên tắc tự quyết của họ không? Hàng tấn tài nguyên hiện có sẵn để giúp ta hiểu hơn về tình hình của họ. Điều này có thể phần nhiều giúp giảm thiểu tác hại và lý tưởng nhất là thúc đẩy sự trao đổi bình đẳng và có ý nghĩa hơn giữa khách du lịch và chủ nhà.
Ghi chú: Các câu chuyện của chúng tôi đã được nghiên cứu và kiểm tra trong khả năng tốt nhất của chúng tôi. Nếu bạn phát hiện ra lỗi hoặc những điểm không chính xác hoặc có thắc mắc về nguồn tin, vui lòng gửi e-mail cho chúng tôi theo địa chỉ hello@kontinentalist.com
Bài đăng được dịch, biên soạn và thiết kế bởi Cộng Tác Viên của 3 Phút Trăn Trở.
Nguồn dịch: https://kontinentalist.com/stories/is-indigenous-tourism-a-form-of-colonial-exploitation
Tác giả: Zafirah Mohamed Zein
Ảnh: Unsplash
#baphuttrantro #indigenous #tourism #colonialism #culture #asia #vietnam #activism #vietactivism #việt