2 Comments

Chào page 3 Phút Trăn Trở,

Mình cũng đọc page từ lâu nhưng im hơi lặng tiếng. Nay thấy bài này hợp tâm trạng quá nên bình luận mở màn tâm sự (thật kỳ lạ khi nhiều bài viết của page rất tuyệt lại không ai thảo luận, chắc đây là bình luận đầu tiên luôn). Mình gõ số thứ tự mấy ý nghĩ mình nảy ra khi đọc nhé:

1. Mình tạm “biết ơn” (mình không thích từ "biết ơn" này lắm, nó khá là ái kỷ và thịnh hành bởi giới đặc quyền) khi mình cũng có một cơ thể tạm chấp nhận được. Tuy vậy, mình có chứng stimming từ hồi bé (hành vi tự kích thích), hay khục khặc cổ họng hoặc co giật nhiều chỗ trên cơ thể. Những người thân xung quanh mình cũng rất hay góp ý và phàn nàn, trong cách mình nhả chữ khi nói lưu loát. Bất kể những gì mình nói có đúng, có lịch sự, thì bơi qua sự ấp úng, vấp váp, thì mình đều là đứa thiếu chín chắn.

2. Các ngành kỹ thuật, tưởng như đã có tự động hóa robot mọi thứ sẽ được nhẹ nhàng và tiến bộ hơn, sẽ mở rộng khả thể người lao động thì hóa ra vẫn như cũ, vẫn vị khả năng, và vẫn vị đàn ông. Mình cảm giác có thể vì các ngành kỹ thuật chuyển động chậm bởi vật chất/truyền thống và có sức ì hơn so với các ngành công nghệ truyền thông thiết kế hình ảnh (nơi mà chủ nghĩa tư bản bóc lột đa dạng hơn). Vẫn luôn có những sự tưởng tượng rằng cơ khí là phải toát ra vẻ cường tráng mạnh mẽ nam nhi ăn to nói lớn thì mới thể theo nghề tốt được.

3. Đoạn chủ nghĩa tư bản mình có đoán ra luôn, ai dè dính thật :)) và người thầy online bài page nhắc thật ra xa xưa xuất thân từ khoa trường mình luôn :v Hồi đó mình học cơ khí cũng đã như cực hình vì sự đúng giờ và khỏe mạnh. Nhiều thầy dạy bảo khi xưa ở trong nhà máy đau bụng cũng không dám đi vệ sinh, thậm chí cố không bao giờ bệnh vì chậm trễ là ảnh hưởng cả dây chuyền. Nhưng tưởng những người thầy sẽ cảm thông và hiểu hơn cho học trò, đằng này, nhiều người cũng khá cực đoan. Nghỉ một buổi là trừ điểm dù có đi học bù. Trễ một phút cũng không được vào xưởng và phải đi học lại vào kỳ sau. Đã có một sinh viên bị tai nạn xe buýt vì sợ trễ giờ. Bây giờ ra trường rồi nhưng mình vẫn còn nhớ cảm giác tim cứ thình thịch hồi đi học.

4. Đoạn nói về giáo dục và việc giáo dục đang lót đường cho thế giới lao động mình rất thích. Làm mình nhớ đến một người bạn mình từng nói, giờ đây thật kỳ lạ khi những bạn trẻ từ 2k trở đi đã bị ép đi thực tập từ năm nhất ở những công ty, hay như bạn nói là đã bị “doanh nghiệp hóa” từ sớm, không còn học được những kiến thức thuần túy chuyên sâu mà thay vào đó lại rời rạc và thiên về “kỹ năng mềm” (một từ rất thịnh hành, cứ như thể nó là cục cao su bù trừ sai số cho những khe hở của chủ nghĩa tư bản) kèm những từ như “quản lý”, “chiến lược”, “thực chiến”… ngày một len lỏi ở trong nhà trường từ rất sớm. Tụi mình cũng thấy rằng đại học ở Việt Nam chỉ toàn dạy để cho người ta đi làm, thích ứng với văn hóa công sở, văn hóa đại chúng chứ không dạy cách cảm thông và tôn trọng với nền văn hóa xa lạ. À, mình thì nhớ đến một đoạn mình rất thích trong Những huyền thoại của Roland Barthes, Barthes nói về việc đồ chơi cho trẻ em ngày càng giả mạo đời sống (mô phỏng nghề nghiệp như bác sĩ, kỹ sư, y tá…) thay vì chỉ chơi thuần túy như xưa kia, như thể chuẩn bị cho thế giới lao động từ trong trứng nước cho đỡ bỡ ngỡ. Cũng nhiều ý tưởng ở đoạn này lắm, mình gõ sẽ mỏi tay mất.

5. Cách chúng ta đối diện với "người khuyết tật" (trong ngoặc kép) đòi hỏi rất nhiều sự phản tỉnh, nếu như không muốn bị đạo đức giả. Chính mình cũng đã và đang vật lộn, tránh rơi vào cái nhìn “thực dân” mà xã hội vốn hay truyền tải. Quả thực hành vi gặp gỡ "người khỏe mạnh"-"người khuyết tật" đã bị xã hội hóa. Liệu ta có nhìn họ thực sự cũng như là một con người như ta thôi? Hay ta lại theo quán tính, gắn nhãn họ là người khuyết tật rồi an tâm rằng họ sẽ có những thuộc tính này, nhu cầu kia đến mức sáo mòn, thay vì lắng nghe những gì đó khác ở bản thân họ?

6. Thì năm ngoái Uniqlo có chiến dịch hỗ trợ việc làm cho người khiếm thính. Mình không rõ chiến dịch này hoạt động hiệu quả hay không, liệu có sự bóc lột nào đó không, nhưng mình thấy rất nhiều bình luận và chia sẻ đa phần họ khen Uniqlo là "thông minh", "tạo công ăn việc làm"... cứ như thể những người có đặc quyền đang thương hại và được dịp thực hành ân xá.

7. Mình từng nhớ Pierre Bourdieu có nói đâu đó rằng giáo dục cứ không ngừng "tinh hoa hóa", biến những bất công về nền tảng giai cấp/khả năng/văn hóa/kinh tế trở thành sự chênh lệch về trí tuệ/năng lực. Hai bạn A và B cùng học một trường, học xong người ta rốt cục chỉ quan tâm B giỏi hơn A nếu như B có điểm số cao hơn mà hiếm khi nào xét đến khía cạnh đặc quyền giai cấp của B chẳng hạn (ví dụ, B có ba mẹ làm giáo viên, có vốn văn hóa và kinh tế, cho B học thêm từ bé, thổi cho B những ước mộng về tương lai). Cả việc nó cố tình tạo ra sự khan hiếm và tăng học phí để tuyển chọn nữa. Như Đại học Y Dược vốn tuyển sinh số lượng ít và ngày một tăng học phí, chỉ dành cho các gia đình trung lưu (hoặc có gốc gác bác sĩ). Nên là, mình thấy chẳng có gì tự hào lắm nếu như học trường chuyên lớp chọn rồi vào đại học top đầu. Đã vậy, hồi cấp ba mình học không tốt, không giải được các “câu phân hóa”, thế là bị các bạn học (giờ đây học Y Dược và tốt nghiệp bác sĩ) chửi mình ngu dốt thậm tệ mà mình thấy… thật mỉa mai làm sao.

8. Chọn lọc tự nhiên, Darwin làm mình khá trăn trở với cách mà giờ đây nhiều bậc phụ huynh đang tìm cách uốn nắn trẻ từ sớm, cho bọn nhỏ ăn gì để thông minh hơn, nghiên cứu thần số học, đặt tên sao, canh ngày đẻ để tối ưu cho con… Còn nổi vụ gần đây là vụ cho con học IELTS từ sớm. Chủ nghĩa tư bản đã biến tình cảm thành sự “đầu tư”, gầy dựng vốn. Mọi sự chăm sóc đã cứ như được quy trình hóa lên.

Chắc tạm như vậy. Hiện mình cũng khá bất mãn với cuộc sống, mình cũng đang trong giai đoạn mệt mỏi, cảm thấy “không phù hợp với thị trường lao động”. Gõ những dòng này mình thấy nhẹ hẳn =))

Cảm ơn page rất nhiều vì bài viết. Mình sẽ đọc và bình luận trong tương lai nhiều hơn :v

Expand full comment

Tụi mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều vì những chia sẻ chân thành của bạn, mình vừa buồn vừa vui. Vui vì đọc được những lời bộc bạch này của bạn, mình đã khóc khi đọc thấy tâm sự của bạn. Buồn vì thế giới không bao giờ nghe lời người khác tâm sự, chỉ bịt miệng và kìm nén họ, buồn vì hiện thực vẫn tiếp tục o ép con người vào khuôn khổ khắc khe. Cảm ơn bạn đã viết ra những dòng này, mình cũng đồng cảm với những tâm sự này của bạn. Mong bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Chúc bạn một ngày bình an!

Expand full comment